1. Quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 81-KL/TW, Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Kết luận số 56-KL/TW, ngày 22/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Tiếp tục triển khai, thực hiện tốt Kết luận số 73-KL/TU, Chương trình số 17-CTr/TU, ngày 03/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. Tổ chức thực hiện tốt chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu vào quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
3. Tập trung triển khai thực hiện công tác điều tra cơ bản, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất đai, địa chất, khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên biển và hải đảo; bảo đảm đồng bộ, liên thông đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
4. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp về quản lý, bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản. Phát huy vai trò giám sát, tố giác nguồn tin tội phạm của các tầng lớp Nhân dân, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường, các khu vực thường xuyên xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Nâng cao ý thức tự giác, thay đổi thói quen của người dân trong phân loại rác tại nguồn.
5. Tiếp tục chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản của tỉnh và địa phương; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về quản lý môi trường, quản lý tài nguyên khoáng sản; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt/xác nhận hồ sơ về môi trường, thẩm định hồ sơ, thủ tục về đầu tư, cấp phép khai thác khoáng sản; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của công chức, viên chức.
Huy động đầu tư từ xã hội, tăng chi ngân sách sự nghiệp BVMT hàng năm, thu hút nguồn lực đầu tư từ các quỹ tài chính, các tổ chức quốc tế cho công tác BVMT, phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học. Bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng xử lý nước thải tập trung ở các khu đô thị loại IV trở lên và các KCN, CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải; trước mắt ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng ở các CCN còn quỹ đất công nghiệp trên 50%, phân kỳ đầu tư phù hợp với quy mô lấp đầy CCN theo từng giai đoạn phát triển đảm bảo điều kiện môi trường để thu hút đầu tư; không tiếp nhận dự án đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô, nâng công suất các dự án đang hoạt động có phát sinh nước thải sản xuất vào KKN, CCN khi chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về hạ tầng BVMT.
6. Hoàn thành xây dựng, phê duyệt kế hoạch phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn các địa phương và tổ chức triển khai thực hiện; từng bước đầu tư trang thiết bị thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các khu vực đô thị loại IV trở lên; khuyến khích kêu gọi đầu tư các cơ sở tái chế, áp dụng công nghệ xử lý kết hợp thu hồi năng lượng, tái chế, hạn chế chôn lấp rác thải. Thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, thu gom và xử lý rác thải nhựa, quản lý, xử lý chất thải nguy hại. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương thức quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát, quan trắc và cảnh báo môi trường, quản lý rác thải; tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường nhất là các nguồn thải lớn, các dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, các KCN, CCN; xử lý kịp thời các sự cố môi trường.
7. Quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có và đẩy mạnh phục hồi rừng tự nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn, vườn quốc gia, khu di sản; có giải pháp khắc phục tình trạng hoang hóa, mặn hóa, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng. Ngăn chặn nạn khai thác thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm và phá rừng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về săn bắt, mua bán động vật hoang dã; tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu các sinh vật ngoại lai xâm hại; đẩy mạnh bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng.
8. Tập trung chỉ đạo tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản, hướng dẫn, giải quyết kịp thời hồ sơ, thủ tục liên quan và cấp giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất, đá, cát sỏi) để phục vụ thi công các công trình, dự án, nhất là công trình trọng điểm và đáp ứng nhu cầu sử dụng của Nhân dân. Lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, cấp phép các dự án khai thác khoáng sản kết hợp với đầu tư nhà máy chế biến sâu, sử dụng công nghệ tiên tiến, máy móc, thiết bị hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hình thành trung tâm công nghiệp chế biến sâu khoáng sản cát trắng trên địa bàn tỉnh, tạo ra sản phẩm có giá trị cao phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là khai thác vàng trái phép trên địa bàn một số huyện trung du, miền núi, chấm dứt tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên các sông, suối. Quản lý chặt chẽ hoạt động khoáng sản sau khi cấp phép; thực hiện đầy đủ các quy định về đất đai, môi trường, nghĩa vụ tài chính trong hoạt động khoáng sản và cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác, đóng cửa mỏ; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định. Tăng cường công tác quản lý về giá và kiểm tra, chống thất thu thuế, phí, nghĩa vụ tài chính trong hoạt động khoáng sản.
9. Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác để chủ động phòng, chống và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Thực hiện các giải pháp tổng thể về phòng, chống xâm nhập mặn, hạn hán, sạt lở bờ sông, bờ biển; chú trọng công tác ứng phó với sạt lở đất, lũ quét, di dời, tái định cư cho người dân ở các khu vực miền núi, trung du có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai cao.
Tin: Văn phòng Sở TNMT