Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10

Chi tiết tin

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TIẾP TỤC HƯỚNG TỚI NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP

Sau gần 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhìn chung, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Quảng Nam được cải thiện, kết quả này đã thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, góp phần thực hiện "mục tiêu kép" là vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.


Hướng tới sự thõa mãn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng, yêu cầu đặt ra phải có những giải pháp nhằm đổi mới, khắc phục những hạn chế trong công tác cải cách hành chính của tỉnh nhằm đạt các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết của Tỉnh ủy, Kế hoạch UBND tỉnh đã đề ra; trước tiên tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, đơn vị trong công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng; quy định rõ chức trách, nhiệm vụ của trưởng phòng, phó trưởng phòng và cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính (đến nay chúng ta chưa có quy định cụ thể đối với các đối tượng này) vì đây là một trong những mắt xích quan trọng để tạo nên sự chuyển biến trong công tác cải cách hành chính và phát huy nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Gắn công tác cải cách hành chính với công tác phòng chống tham nhũng; kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đạo đức công vụ, những hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tình tiết nghiêm trọng cần phải được xử lý kiên quyết, nghiêm minh, kịp thời và công bằng nhằm góp phần giáo dục và răn đe cán bộ, công chức, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân.

Nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ; xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, công tâm, liêm chính, tận tụy và chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước trong thực thi công vụ là một nhiệm vụ quan trọng, bởi lẻ công việc nào cũng đòi hỏi phải có những chuẩn mực nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, nhất là đối với hoạt động công vụ luôn gắn liền với quyền lực công, nguồn lực công, trách nhiệm công,… Thường xuyên giáo dục và nêu cao tinh thần tự tu dưỡng đạo đức công vụ thông qua việc giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa giao tiếp, ý thức lao động, kỹ năng lao động nghề nghiệp, lòng tự trọng... Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức, tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa và xử phạt hành vi vi phạm đạo đức công vụ.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phân cấp, ủy quyền trong trong quản lý nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; gắn việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các ngành với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và người dân thì giao cho cấp đó thực hiện; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành, lĩnh vực với quản lý theo địa phương, bảo đảm một việc không quá 02 cấp hành chính quản lý.

Các địa phương, đơn vị tiếp tục rà soát chuẩn hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (kể cả thủ tục hành chính nội bộ), xem đây là bước đột phá quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính; tập trung vào những lĩnh vực còn hạn chế, hồ sơ tồn đọng nhiều, thời gian giải quyết chậm như lĩnh vực đất đai, lao động, chính sách xã hội…  Hoàn thiện, liên thông trên môi trường mạng trong giải quyết thủ tục hành chính đồng thời tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính để giảm thiểu thời gian chờ đợi cho người dân, doanh nghiệp; cập nhật tình trạng giải quyết hồ sơ trên Cổng dịch vụ công tỉnh; tạo nên sự minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao hơn nữa sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Tập trung hoàn thiện chuẩn hóa hồ sơ, thủ tục hành chính và quy trình giải quyết trên lĩnh vực đất đai, giải tỏa đền bù nhằm áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh, không để phát sinh các loại văn bản, giấy tờ gây khó khăn cho công dân và doanh nghiệp.

Triển khai mở rộng các mô hình xã hội hóa trên các lĩnh vực của công tác cải cách hành chính; có cơ chế tạo hành lang pháp lý để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc xây dựng chính sách và triển khai thực hiện các chính sách đó; đặc biệt trong cải cách thủ tục hành chính ngoài sự quản lý của nhà nước phải xác định người dân và doanh nghiệp là chủ thể chính thực hiện thông qua việc tham gia vào dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan các cấp và tổ chức Mặt trận, đoàn thể đối với công tác cải cách hành chính nhằm chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế, thiếu sót, xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức thực hiện cải cách hành chính; thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất về tình hình, kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, kỷ luật công vụ, kỷ cương hành chính.

Tin: Trần Trung Kiên - Trưởng phòng Cải cách hành chính – Sở Nội vụ


[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Tin mới

Tin đọc nhiều











CỔNG TTĐT CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NAM
Địa chỉ: Số 268 Trưng Nữ Vương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập